Gerald Martin Loeb là ai?
Gerald Martin Loeb (24 tháng 7 năm 1899 [3] [4] – 13 tháng 4 năm 1974) là đối tác sáng lập của EF Hutton & Co. , một công ty môi giới và thương nhân nổi tiếng ở Phố Wall . Ông là tác giả của các cuốn sách Cuộc chiến sinh tồn trong đầu tư [5] và Cuộc chiến giành lợi nhuận trên thị trường chứng khoán . Loeb ủng hộ quan điểm thị trường là quá rủi ro để nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài trái ngược với các nhà đầu tư giá trị nổi tiếng . Ông cũng đã tạo ra Giải thưởng Gerald Loeb , được trao hàng năm cho sự xuất sắc trong các thể loại báo chí tài chính khác nhau. [6]
Loeb tin tưởng rằng để có được một kết quả kinh doanh tốt các nhà đầu cơ cổ phiếu cần có một số kỹ năng và kiến thức nhất định. Ông tin vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và kinh doanh từng bước từng bước một. Bạn cần đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu của chính mình, điều này có nghĩa bạn cần phải hiểu chính mình và biết nhược điểm của mình.
Loeb cho rằng đầu cơ là việc nghiên cứu cẩn thận các sự kiện và thông qua quá trình học tập, cộng với kinh nghiệm đã có sẽ có thể giảm được rủi ro khi đầu cơ. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trên thị trường, giá trị của kinh nghiệm đó sẽ chuyển thành kiến thức và kiến thức đó sẽ giúp ta xác định được nên làm gì, không nên làm gì trên thị trường. Trên thị trường chứng khoán, các sự kiện có tác động mạnh mẽ lên thị trường và những nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại hiểu được điều đó.
Kinh nghiệm mua cổ phiếu của Gerald M. Loeb – nhà đầu tư thiên tài

(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
- Người chuyên viết về lĩnh vực tài chính, một nhà môi giới và kinh doanh cổ phiếu ngắn hạn – Người đã kiếm được hàng triệu đô la trong vòng hơn nửa thế kỷ, là người “đương đầu” với thị trường và là người luôn tuân thủ chặt chẽ những quy tắc kinh doanh của mình.
- Ông viết cuốn sách được mọi người yêu thích “Trận chiến để tồn tại trong đầu tư” (The battle for investment survival)
- Ngay từ khi mới ra đời, cuốn sách đã đạt doanh số kỷ lục, cùng lúc đó thì cuốn sách phân tích chứng khoán của Benjamin Graham được ra đời, được coi là cẩm nang của nhà đầu tư mua và nắm giữ.
- Graham và Loeb có cách tiếp cận thị trường đối lập nhau => Sự đối lập giữa 2 trường phái có từ cả trăm năm trước, và vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
- Loeb quan niệm thị trường là một chiến trường
- Ông luôn tận dụng các cơ hội diễn ra trên thị trường, quyết định mua và bán tại thời điểm quan trọng, kiếm lợi nhuận nhanh chóng và cắt giảm thua lỗ xuống mức thấp.
- Loeb là người làm việc rất chăm chỉ, ông tin rằng làm việc chăm chỉ là một yêu cầu bắt buộc để thành công.
- Loeb nhận thấy rằng nhà giao dịch giỏi nhất thường là những chuyên gia tâm lý trong khi những người giao dịch tồi thường là nhân viên kế toán.
- Bạn có thể cho rằng mình nên mua cổ phiếu với tỷ lệ P/E thấp nhất định do công thức đã đánh giá quá thấp giá cổ phiếu này, tuy nhiên thị trường không suy nghĩ và hành động theo cách thức như vậy.
- Bạn có thể mất rất nhiều tiền nếu bạn cứ khăng khăng theo công thức định giá mà bạn đã được học mà không chú ý đến xu hướng thị trường cũng như nguyên tắc cắt giảm thua lỗ đến mức tối thiểu
- Ông có một danh sách các lý do tại sao mua cổ phiếu:
- Cơ bản
- Định giá và xu hướng giá
- Mục tiêu và rủi ro
- Các thông tin chung
- Nguyên tắc giao dịch đầu tiên để dẫn tới thành công là khả năng chấp nhận thua lỗ, cắt giảm thua lỗ xuống mức thấp nhất và ngừng giao dịch nếu cổ phiếu biến động theo chiều hướng ngược với mình.
- Loeb luôn tìm kiếm những cổ phiếu ăn khách nhất và mua những cổ phiếu này.
- Loeb tìm kiếm những cổ phiếu tăng lên mức giá mới khi cổ phiếu này đã vượt qua thời kỳ đứng yên với việc xác định đúng khi nào thị trường có xu hướng tăng giá.
- Ông tránh giao dịch cổ phiếu rẻ tiền, bởi chúng thường có giá trị thấp.
28 lời dạy của Gerald M. Loeb – nhà đầu tư chứng khoán thành công
1) Thông tin nào mọi người đều biết thì không có ý nghĩa nhiều lắm
2) Do hầu hết mọi người xem thị trường chứng khoán là nơi có thể làm giàu nhanh chóng, đây là lý do khiến hầu hết mọi người đều thất bại
3) Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trên thị trường, giá trị của kinh nghiệm đó sẽ chuyển thành kiến thức và kiến thức đó sẽ giúp ta xác định được nên làm gì, không nên làm gì trên thị trường
4) Giao dịch ngắn hạn (giữ cổ phiếu từ 6 đến 18 tháng) thường mang lại lợi nhuận cao hơn so với giao dịch dài hạn bởi vì điều này đồng nghĩa với việc bạn phải mua đúng cổ phiếu tại đúng thời điểm. Cũng giống như dự đoán thời tiết thế nào vào ngày mai hoặc ngày kia sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với dự đoán thời tiết trong nhiều tháng tới.
5) Để có thể giao dịch ngắn hạn tốt, bạn phải hoàn toàn chuyên tâm vào công việc (đầu tư cổ phiếu).
6) Những nhà giao dịch giỏi nhất thường là những chuyên gia tâm lý, trong khi đó những người giao dịch tồi nhất thường là nhân viên kế toán.
7) Bạn có thể cho rằng mình nên mua cổ phiếu với tỷ lệ P/E thấp nhất định do công thức đã quá đánh giá quá thấp giá của cổ phiếu. Tuy nhiên thị trường không suy nghĩ và hành động theo cách thức như vậy. Bạn phải giao dịch phù hợp với những hành động diễn ra trên thị trường, chứ không đơn giản là cách bạn nghĩ thị trường sẽ giao dịch thế nào.
8) Cổ phiếu cũng trải qua những giai đoạn giống con người: giai đoạn phôi thai, phát triển, trưởng thành và suy thoái. Giai đoạn cổ phiếu phát triển là giai đoạn có thể kiếm lợi nhiều nhất.
9) Những người giao dịch thành công có nguyên tắc rút khỏi thị trường khi họ giao dịch không phù hợp với xu hướng thị trường thay vì cố gắng tiếp tục giao dịch trên thị trường khi nguy hiểm.
10) Giao dịch tập trung vào một số loại cổ phiếu nhất định, không tràn lan nhiều loại cổ phiếu khác nhau.
11) Các nhà giao dịch nên đặt mục tiêu cao cho mình- ví dụ cố gắng tăng gấp đôi vốn trong vòng từ 6 đến 18 tháng.
12) Tập trung nghiên cứu những lần giao dịch thất bại là một cách dẫn đến thành công.
13) Cần có bộ nguyên tắc rõ ràng về lý do mua cổ phiếu.
14) Khi có tín hiệu nên bán thì cần phải bán. Đừng nghĩ vì là nhà đầu tư dài hạn nên phải nắm giữ dài hạn.
15) Nên lo lắng khi giá cổ phiếu ở mức rất cao, khi hầu hết các nhà đầu tư đều quá lạc quan và khi mọi thứ trên thị trường có vẻ hoàn thiện.
16) Những cổ phiếu đang trầm lắng khi bắt đầu nhích dần giá và có những tín hiệu lạc quan về số lượng cổ phiếu giao dịch thường là những cổ phiếu cần được nghiên cứu thêm nhiều nữa.
17) 10% là mức thua lỗ lớn nhất cho phép.
18) Luôn tìm kiếm những cổ phiếu ăn khách hàng đầu và mua những cổ phiếu này.
19) Số lượng giao dịch giảm trong lúc giá tiếp tục tăng là dấu hiệu xấu.
20) Áp dụng chiến lược mua với số lượng ngày càng nhiều khi giá cổ phiếu tăng (giống Livermore).
21) Ba yếu tố xem xét xem một cổ phiếu có tốt không:
– Chất lượng – về cơ bản tốt, có khả năng thanh khoản và quản lý tốt
– Giá cả
– Xu hướng
22) Chọn công ty có hệ thống quản lý tốt và các giám đốc cấp cao có đóng góp nhiều vốn.
23) Sẽ có điểm giá của các cổ phiếu không biến động sau một thời gian dài tăng giá mạnh.
24) Các dấu hiệu chú ý bán:
– Khi dự đoán thị trường sẽ sụt giảm
– Khi công ty gặp một số trục trặc
– Khi có cơ hội mua cổ phiếu tốt hơn
25) Bán toàn bộ khoảng 10% cổ phiếu (các cổ phiếu yếu nhất) vào cuối năm, và dùng số tiền này đầu tư vào những cổ phiếu mạnh hơn.
26) Các lý do thua lỗ:
– Trả giá quá cao.
– Không nhận thấy công ty đó hoạt động yếu kém qua bản tổng kết tài sản .
– Giao dịch nhầm hướng do tính toán số lợi nhuận kiếm được không chính xác.
27) Khi giá cổ phiếu tăng nhanh và có giá trị quá cao, là một tín hiệu để bán cổ phiếu.
28) Hiếm có cơ hội thành công khi thị trường sụt giá.
(Nguồn: Facebook Lê Thế Bình)