Nicolas Darvas là ai?
Nhắc đến Nicolas Darvas, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến 2 con số 36.000 USD và 2 triệu USD. Tại sao? Đây chính là số tiền vốn và số tiền lãi mà người đàn ông này thu về chỉ trong chưa đầy 18 tháng chinh chiến trên thương trường. Điều này đã nâng tầm tên tuổi của ông lên sánh ngang với những huyền thoại trong giới đầu tư tài chính thế giới để trở thành một trong những tỷ phú chứng khoán tài ba bậc nhất.
Nicolas Darvas sinh năm 1920 tại Hungary và mất năm 1977 tại Paris, Pháp. Trên con đường mưu sinh, ông đã trở thành một vũ công lưU diễn khắp châu Âu và Mỹ. Ngoài thời gian của nghề vũ công, ông đam mê tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Ông đọc rất nhiều sách về thị trường, về các nhà đầu cơ và sau đó đã tự nghiên cứu và “phát minh” ra nguyên lý đầu tư cho mình, gọi là nguyên lý “chiếc hộp”. Darvas tuyên bố rằng phương pháp của ông thường xuyên phát hiện sớm dấu hiệu của giao dịch nội bộ (insider trading) trước khi công ty công khai thông tin ra công chúng.
Vào năm 39 tuổi, sau những tích lũy thành công từ đầu tư chứng khoán và trở nên nổi tiếng, Darvas đã viết cuốn sách “Tôi đã kiếm 2 triệu đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào?” và mô tả trong đó phương pháp mua và bán cổ phiếu theo nguyên lý “chiếc hộp” mà ông đã nghĩ ra và áp dụng nó.

(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
Chiến lược mua cổ phiếu của nhà đầu tư thiên tài Nicolas Darvas
- Ông là vũ công nhóm khiêu vũ cho hộp đêm, được trả công bằng cổ phiếu với giá 50 xu 1 cp, sau 2 tháng cp tăng lên 1.9$, ông liền bán ngay và thu được 8000$
- Ông ngạc nhiên và hoàn toàn bị hút vào thị trường cổ phiếu. Nhưng vì không có kinh nghiệm, ông không biết bắt đầu từ đâu và phải làm thế nào
- Ông bắt đầu dò hỏi những người ông biết, tiếp xúc với họ hàng ngày để tìm hiểu và xem họ có biết cổ phiếu nào tốt không hoặc có mẹo hay nào không?
- Đa số đều cho ông lời khuyên về những cổ phiếu chắc chắn sẽ giúp ông nhanh chóng giàu có
- Phương pháp giao dịch tùy hứng này đã gây ra những kết quả đáng buồn, chẳng bao lâu ông thua lỗ trung bình khoảng 100$/tuần. Dường như tất cả lời khuyên tận tình không đem lại thành công cho ông.
- Sau đó Darvas bắt đầu mua tờ tin tức hàng ngày về thị trường chứng khoán và các dịch vụ đầu tư. Những người viết bản tin hàng ngày và viết về các dịch vụ cũng là chuyên gia vì họ theo dõi thị trường thường xuyên. Họ giúp ông phán đoán thị trường tốt hơn là người ông nghe được từ ngoài phố.
- Ông bắt đầu mua cổ phiếu mà tờ tin tức hàng ngày đặc biệt giới thiệu. Một lần nữa, kết quả ông mong đợi đã không thành hiện thực, ông vẫn mất tiền.
- Sau đó ông trực tiếp tiếp cận nguồn thông tin tốt nhất là các nhà môi giới. Vì dù sao họ không chỉ tham gia thị trường, mà còn sống bằng tư vấn. Ông bắt đầu đọc tất cả những cuốn sách về thị trường cổ phiếu và về lĩnh vực đầu tư mà ông gặp
- Những kiến thức ông thu được khi đọc các quyển sách về thị trường cổ phiếu và tài chính đã khiến ông quyết định giao dịch dựa trên các nguyên tắc cơ bản của cổ phiếu hơn là dựa trên lời khuyên của người môi giới.
- Phương pháp giao dịch dựa trên các nguyên tắc cơ bản này đòi hỏi ông phải tập trung cao độ tới từng nghiên cứu chi tiết diễn biến và phân tích kỹ lưỡng thị trường. Đồng thời ông cũng xem xét các bản báo cáo thường niên, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường theo nhiều cách.
- Ông bắt đầu giao dịch cổ phiếu dựa trên những cách thức được mợi người trên phá Wall ưa chuộng như tỉ lệ P/E, xếp loại cổ phiếu, những lần giao dịch này cũng không mang lại kết quả khả quan cho lắm, nhưng điều quan trọng là ông đã bắt đầu khám phá ra tầm quan trọng của những cổ phiếu và rằng cổ phiếu thường đi theo xu hướng của những cổ phiếu hàng đầu trên thị trường.
- Từ những phân tích ở trên, ông phát hiện ra cổ phiếu tập đoàn kinh doanh thép hàng đầu lúc đó là Jones & Laughling Steel. Ông mua với giá 52.5$/sp, đầu tư toàn bộ số tiền ông có. Ông không thể tin vào mắt mình khi giá cp bắt đầu giảm cho dù ông đã thực hiện đúng theo tất cả những nguyên tắc cơ bản đã được học và đã cẩn thận trong việc lựa chọn loại cổ phiếu hàng đầu.
- Ông không thể chấp nhận sự thật là cổ phiếu đó đang sụt giá, cuối cùng giá cp giảm mạnh hơn, ông bán đi với giá 44$
- Ông nghiên cứu rất nhiều và mắc phải rất nhiều cám dỗ:
- Mua cổ phiếu giá thấp
- Mua theo mẹo nhỏ và lời đồn
- Mua cp tốt giảm giá mạnh trong thời kỳ toàn bộ thị trường chung giảm giá
- Ông khám phá ra rằng xác định thời điểm giao dịch là một việc làm vô cùng quan trọng và phải xác định được mọi hành động giao dichjc ủa cổ phiếu này trên thị trường chung
- Ông cho răng mua khi giá cổ phiếu đang tăng thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và ông cũng không quan tâm đến những cổ phiếu trừ khi giá của chúng tăng, cổ phiếu tăng giá là yếu tố chính khiến ông quyết định giao dịch.
- Sau 6 năm rưỡi kể từ khi bắt đầu giao dịch, ông đã kiếm được hơn 2 triệu $
- Ông trả lời tờ Time rằng mỗi ngày ông dành gần 8h để nghiên cứu thị trường và biến động giá cp
- Ông đặt ra các mục tiêu rất cao vì ông tin răng những người đầu cơ giỏi nhất chỉ tìm kiếm những cơ hội tốt nhất (Bỏ qua các cơ hội tầm thường)
- Ông sử dụng nguyên lý hình hộp, đây là kỹ năng uyên bác hông rút được ra sau nhiều đêm miệt mài nghiên cứu tìm hiếm các mô hình và hình mẫu.
- Giống Loeb ông cũng nhận thấy một số cổ phiếu nhất định có những biến động đặc trưng tương tự tính cách của con người. Ví dụ có loại cổ phiếu thường xuyên biến đổi, một số lại dao động bình lặng và dè dặt hơn.
- Darvas cũng coi những nhà đầu tư dài hạn là những con bạc thực sự trên thị trường vì họ luôn hy vọng vớ được con át chủ bài. Họ sẽ giữ lại các cổ phiếu xuống giá và lúc nào cũng nuôi huy vọng rằng giá của chúng sẽ lại tăng. Tất cả các nhà kinh doanh nổi tiếng đều biết đây là một sai lầm tai hại có thể khiến bạn mất đi toàn bộ vốn liếng, chứ chưa nói đến việc mất đi lòng tự tin.
- Để rèn luyện cảm xúc, ông viết ra mọi nguyên nhân vì sao ông mua vào và bán ra mỗi loại cổ phiếu. Nếu thua lỗ ông viết ra những điều ông cho rằng đã tạo nên thất bại đó, nhờ vậy ông có thêm kinh nghiệm để tránh mắc phải sai lầm tương tự trong tương lai.
- Ông có một bảng “Nguyên nhân của những sai lầm”
- Khi đã có nhiều kinh nghiệm ông chỉ giữ 5-8 cp một lúc, khác với khi mới tham gia ông nắm giữ 30 mã một lúc, sự tập trung không đa dạng đã giúp ông chuyên sâu.
- Ông tin tưởng và nhận thấy phần lớn coorp hiếu sẽ theo hoặc bị ảnh hưởng bởi xu hướng chung của thị trường
- Phương pháp Darvas bao gồm phương pháp cơ bản và nguyên lý hình hộp, đó là cách ông tạo ra những nguyên lý của riêng mình.
- Ông không tập trung vào những loại cổ phiếu từng đứng đầu bảng những đã bị sút giá, do chúng phải chịu gánh nặng vì những người đang lỗ họ sẽ hy vọng và chờ cp láy lại được giá ban đầu để bán ra ở điểm hòa vốn.
- Thay vào đó ông tập trung vào những loại cổ phiếu hàng đầu mới có khả năng phát triển với một chu kỳ thị trường mới, ông chờ tới khi cổ phiếu này đạt tới giá kỷ lục mới, ông không quá quan tâm đến lý do tại sao cp tăng giá.
- Với nguyên lý hình hộp, cp sẽ dao đọng ví dụ từ 35-40 sẽ tạo thành hộp nếu giá thủng 35 thì ông sẽ loại cổ phiếu này khỏi danh sách theo dõi và khi vượt qua giá 40 với khối lượng lớn thì ông sẽ mua.
- Kiểm soát những lần mắc sai lầm chỉ gây ra thiệt hại nhỏ, có giới hạn
- Ông cũng chú ý tới yếu tố cơ bản như:
- Vốn của công ty
- Loại cp thuộc nhóm ngành nào
- Lãi ước tính của công ty các quý sau
- Về yếu tố chuyên môn:
- Nguyên lý hình hộp
- Số lượng cp giao dịch
- Giá cao kỷ lục của cổ phiếu
- Nguyên lý hình hộp giúp ông tránh không giao dịch trên thị trường giảm giá hoặc thị trường có hiện tượng đầu cơ giảm giá, vì nếu không có những cổ phiếu có thể tạo lập các hình hộp mà ông mong đợi thì ông sẽ chẳng mua gì hết.
- Darvas là nhà đầu tư điển hình, từ 1 người không biết gì về chứng khoán, rồi đi hỏi han mọi người, rồi mua các tờ báo phân tích, rồi thuê tư vấn và cuối cùng thì ông tự học, học cơ bản, phân tích chỉ số, đọc sách… tất cả các bước mà ông trả qua y hệt chúng ta.
- Và rồi ông phát hiện ra phương pháp hình hộp Darvas, cuối cùng ông kiếm được trên 2 triệu $ cách đây hơn 50 năm.
- Phố Wall đúng là chẳng có gì thay đổi, nó vẫn diễn ra mọi việc y hệt như vậy, hàng trăm năm vẫy vậy.
Phương pháp đầu tư biến 36.000 USD thành 2 triệu USD của Nicolas Darvas
Darvas đã tự nghiên cứu và “phát minh” ra nguyên lý đầu tư cho mình, gọi là nguyên lý “chiếc hộp”. Darvas tuyên bố rằng phương pháp của ông thường xuyên phát hiện sớm dấu hiệu của giao dịch nội bộ (insider trading) trước khi công ty công khai thông tin ra công chúng.
Vào năm 39 tuổi, sau những tích lũy thành công từ đầu tư chứng khoán và trở nên nổi tiếng, Darvas đã viết cuốn sách “Tôi đã kiếm 2 triệu đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào?” và mô tả trong đó phương pháp mua và bán cổ phiếu theo nguyên lý “chiếc hộp” mà ông đã nghĩ ra và áp dụng nó.
Nhưng đừng quên rằng, thành công trên thị trường chứng khoán của Darvas cũng gắn liền với 1 giai đoạn thị trường Mỹ đi lên mạnh (cuối năm 1957 tới giữa năm 1959). Tuy nhiên, rất nhiều traders cho rằng phương pháp của Darvas vẫn có thể áp dụng ngày hôm nay.
Nguyên lý chiếc hộp Darvas chứa đựng 2 thứ.
Thứ nhất là giá
Thứ hai là khối lượng
Darvas quan niệm thị trường chứng khoán như một con người, mà hai trạng thái tình cảm luôn chi phối là lòng tham và nỗi sợ hãi. Bằng việc theo dõi giá và khối lượng giao dịch, có thể phát hiện ra những cơ hội đầu tư tuyệt vời.
Chiếc hộp Darvas rất đơn giản và dễ hiểu: Đầu tiên, ông xác định xu hướng dài hạn bằng cách vẽ một kênh giá song song đi qua các đỉnh và các đáy trên đồ thị giá cổ phiếu. Sau đó xác định một đỉnh mới lập và vẽ một đường thằng nằm ngang từ đỉnh đó ( gọi là đường kháng cự), tiếp đó, xác định một đáy tiếp theo và vẽ một đường nằm ngang song song với đường kháng cự đã vẽ trước đó ( gọi là đường hỗ trợ).
Từ đây, ta có được một vùng biến động về giá, giá cổ phiếu dao động giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất tạo thành “chiếc hộp Darvas”. Giá và khối lượng biến động sẽ tạo ra các vùng biến động và hình thành các “chiếc hộp Darvas” tiếp theo, khi giá phá vỡ đáy trên là cơ hội mua vào , ngược lại khi phá đáy dưới dấu hiệu bán ra.
Câu chuyện Darvas
Câu chuyện thành công của ông được ghi lại rằng, vào năm 1956, Darvas đã làm một khoản đầu tư trị giá 36.000 đô la sinh sôi nảy nở lên tới 2 triệu đô trong vòng 18 tháng. Trên đường đi tham dự buổi khiêu vũ của mình, Davas có thể mua một bản copy của tờ The Wall Street Journal and Barron’s, tuy nhiên không cần nghiên cứu nhiều, chỉ đơn thuần nhìn vào biến động giá cổ phiếu là ông ta đã có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không.
Mọi tin tức liên quan đến cổ phiếu diễn ra hằng ngày, hàng giờ, hàng loạt các chỉ số tài chính về doanh nghiệp hầu như đều bị Darvas loại ra khỏi đầu và không áp dụng vào phương pháp đầu tư của mình, điều duy nhất mà Darvas quan tâm chỉ có 2 yếu tố: Giá và khối lượng. Một ví dụ cụ thể, khi đang khiêu vũ ở Calcutta, ông ta nghe thấy một vị bá tước nói rằng cổ phiếu của E. L. Bruce đang tăng mạnh. Giá tăng từ 16 tới 50 trên số lượng giao dịch là 35.000 cổ phiếu.
Darvas theo dõi sự biến động của giá cả, các hành vi trên thị trường, số lượng giao dịch mỗi tuần, đồng thời phân tích các thông tin về giá trần, giá sàn, giá đóng của của cổ phiếu do người môi giới của ông cung cấp. Ông mua một lượng ở giá 51 và bán khi giá lên tới 171 vào sáu tuần sau và thu về một món tiền lớn.
Lý thuyết hộp Darvas
Darvas quan niệm TTCK như một con người, mà hai trạng thái tình cảm luôn chi phối là lòng tham và nỗi sợ hãi. Bằng việc theo dõi giá và khối lượng giao dịch, có thể phát hiện ra những cơ hội đầu tư tuyệt vời.
Đối với những nhà đầu cơ ngắn hạn, giao dịch T+, nên dùng đồ thị ngày để xác định “Hộp Darvas” cho cổ phiếu của mình. Đầu tiên, cần phải tìm những mức giá cao nhất, mức giá cao nhất này không bị phá vỡ ít nhất là 3 ngày, là đường biên ranh giới đỉnh hộp hay còn là đường kháng cự. Tiếp theo, chúng ta tìm đường biên ranh giới đáy hộp có mức thấp hơn nhưng những mức giá thấp hơn này cũng không bị phá vỡ ít nhất là 3 ngày sau đó, đây là những đường kháng cự.
Khi xác định xong đỉnh hộp và đáy hộp, ta sẽ có chiếc hộp Darvas.
Yếu tố khối lượng: Khi cổ phiếu có được sự tích lũy vững chắc thông qua việc tăng-giảm khối lượng cũng như giá chứng khoán trong phạm vi cái hộp đó. Thì sau đó đường giá có khuynh hướng thoát khỏi cái hộp này và cho tín hiệu mua vào.
Áp dụng lý thuyết chiếc hộp Darvas vào TTCK Việt Nam
Thử xác định “chiếc hộp Darvas” trên đồ thị giá cổ phiếu VNM
Từ xu hướng tăng giá dài hạn của VNM, ta có thể xác định vùng biến động giá của VNM ( vùng màu xanh) thông qua kẻ các đường kháng cự đi qua các đỉnh và hỗ trợ đi qua các đáy trong khoảng thời gian nhất định để giao dịch và biên độ giao động giá của VNM. Chiếc hộp Darvas của VNM ở vùng màu xanh, chiến lược mua khi giá vượt qua vùng kháng cự, hay vượt lên qua khỏi vùng hộp và bán hoặc cắt lỗ khi giá giảm- rơi xuống dưới vùng hộp.
Nguyên lý chiếc hộp Darvas có thể áp dụng cho phương pháp giao dịch ngắn hạn dành cho các nhà giao dịch chứng khoán T+ . Đây không phải là phương pháp duy nhất trong đầu cơ ngắn hạn, nhưng có thể thấy qua phương pháp này, ta xác định trước điểm mua khi giá cổ phiếu bứt phá cũng như giới hạn thấp nhất của giá cổ phiếu để bắt đầu bán/ cắt lỗ đi khi giá đi ngược xu hướng, bên cạnh đó có thể bảo toàn vốn và quản lý rủi ro hiệu quả.
Nguồn: Tri thức trẻ