William O’neil là ai?
William O’neil sinh năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên tại Texas. Ông được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba, một nhà đầu tư huyền thoại ở nước Mỹ. Ở tuổi 30, ông đã trở thành người trẻ nhất mua chỗ ở Sở giao dịch chứng khoán New York và thành lập công ty William O’Neil & Company, Inc. Đồng thời, ông cũng là tác giả và là người sáng lập ra tạp chí tài chính Investor’s Business Daily (Nhật báo kinh doanh của nhà đầu tư).
Ông đã rất thành công và gần như gắn bó cả cuộc đời mình với thị trường chứng khoán như một nhà nghiên cứu và tư vấn tài ba. Và hầu hết những nghiên cứu của ông đều có tính ứng dụng vô cùng lớn, tiêu biểu như Phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng CANSLIM.
Kinh nghiệm giao dịch của William O’neil:
- William J O’neil sinh năm 1933, sau khi tốt nghiệp ông đã bắt đầu tham gia môi giới cổ phiếu
- Oneil cũng khỏi đầu kinh doanh giống như những nhà đầu tư khác: đặt mua một vài bản tin đầu tư và mua cổ phiếu với tỷ lệ P/E thấp. Kết quả kinh doanh không được tốt lắm, ông vẫn tiếp tục đọc các cuốn sách về thị trường.
- Năm 1959 ông nhận thấy quỹ Dreyfus là quỹ hoạt động tốt hơn nhiều so với tất cả các quỹ khác, thành công của quỹ này hấp dẫn Oneil đến mức ông quyết định nghiên cứu tất cả các cổ phiếu mà quỹ đã mua trong giai đoạn 2 năm trước. Nghiên cứu này đã khiến ông thay đổi quan niệm về cách thức mua cổ phiếu và ông đã phát triển chiến lược kinh doanh của mình nhờ vào quá trình phân tích biểu đồ cổ phiếu.
- Thông qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, Oneil phát hiện thấy từ năm 1957 đến 1959 quỹ này mua 100 cổ phiếu khi tất cả cổ phiếu này thực sự đạt được một mức giá mới sau khi đã xác định được xu hướng diễn ra trên biểu đồ, Dreyfus mua cổ phiếu khi cổ phiếu đạt giá cao mới, vượt qua giai đoạn giá không có sự tiến triển.
- Khám phá này giúp Oneil phát triển một hệ thống nguyên tắc của riêng mình dựa trên việc nghiên cứu những đặc điểm chung của các cổ phiếu hàng đầu khi xét đến khía cạnh giá của cổ phiếu đó. Ông đã mất 2-3 nwam để lập ra hjee thống các nguyên tắc này.
- Ông đã đọc cuốn sách “How to trade in stock” của Livermore, ông đã học được phải giảm thiểu số tiền thua lỗ khi đang giao dịch sai hướng và phải kiếm được khoản lợi nhuận to lớn khi đang giao dịch đúng hướng.
- Tuân thủ theo những nguyên tắc cộng với kinh nghiệm, Oneil đã tăng tài khoản lên 20 lần trong vòng 18 tháng từ cuối 1962-1964
- Năm 1961 ông mua vài cổ phiếu và có lãi, nhưng sau đó lại mất hết lợi nhuận, ông nhận ra mặc dù quyết định mua là đúng nhưng ông lại nắm giữ cố phiếu này quá lâu khi mà xu hướng thị trường đã thay đổi, ông đã dành thời gian để nghiên cứu từng phiên giao dịch mà ông đã tham gia.
- Chúng ta thấy rằng quá trình tự phân tích là một đặc điểm quan trọng mà tất cả những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công đều có.
- Ông không mua nếu cổ phiếu tăng quá 5% so với điểm mua chuẩn, ông sẽ mua nhiều nếu giá tăng 2,5-5%
- Ông quyết định bán cổ phiếu sau khi thu được 20-25% lợi nhuận, những vẫn sẽ giữ lâu hơn nếu cp chưa có dấu hiệu cần bán.
- Trong suốt thời kỳ sôi động năm 1963 nhiều tài khoản của ông tăng 700% và ông hạn chế thua lỗ 5-6%
- Ông nhận thấy những cổ phiếu tốt nhất thường có đặc điểm chung nhất định trước khi chúng bắt đầu tăng giá mạnh
- Phương pháp Oneil áp dụng được gọi là phương pháp CANSLIM, mỗi chữ cái của từ CANSLIM là chữ viết tắt từng đặc điểm chung cụ thể của tất cả các cổ phiếu ăn khách nhất trước năm 1953.
- Nếu bạn muốn thành công, không có gì có thể thay thế sự chăm chỉ, ông cũng tin răng phải mất một thời gian học tập, nghiên cứu, làm việc chăm chỉ kiên trì thì bạn mới có thể hoàn toàn hiểu và tham gia trị trường.
- Oneil sử dụng cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong nguyên tắc giao dịch của ông
- Oneil nghiên cứu những thông tin cơ bản của các công ty để xác định cổ phiếu nào tốt nhất, ông sử dụng các thông tin kỹ thuật để xác định khi nào nên mua và bán các cổ phiếu, ông đã chứng minh việc phân tích biểu đồ chính xác là một việc làm quan trọng
- Cũng giống như các nhà giao dịch vĩ đại khác, Oneil tin rằng không nên mua quá nhiều loại cổ phiếu khác nhau một lúc, ông tin vào việc phân bổ vốn, nếu bạn có 100,000$ bạn nên đầu tư và 5-6 cổ phiếu, bạn không nên mua tất cả các cổ phiếu tại cùng một thời điểm, nhưng nên phân bố đều số lượng cổ phiếu
- Ông sử dụng khẩu hiệu: “Mua cao và bán cao hơn”.
- Nếu cp tăng 2.5 – 3% ông sẽ mua thêm, nếu đã tăng quá nhiều thì bỏ qua.
Phương pháp CANSLIM:
- C = Lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong kỳ tính toán (Current Quaterly Earnings Per Share). Tiêu chuẩn này đòi hỏi cổ phiếu tốt phải là cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ tăng càng cao càng tốt > 25%. (EPS tăng)
- A = Sự gia tăng lợi nhuận trên mỗi kỳ tính toán (Annual Earning Increase). Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (Chỉ tiêu thông thường được tính cho 5 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%
- N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm, dịch vụ mới, ban lãnh đạo mới, mức giá cao mới,… (New Products, New Management, New Price Highs). Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mở từ công ty.
- S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là một loại hàng hóa, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Công ty càng đại chúng bao nhiêu thì giá cổ phiếu càng khó lên bấy nhiêu nếu không có các yếu tố đột biến khác, do lượng cung lớn. Đối với các công ty mà có chênh lệch lớn về cầu – cung thì khả năng tăng giá của cổ phiếu là dễ dàng hơn.
- L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiều “đầu tàu’ hay chỉ là cổ phiếu ăn theo, cổ phiếu có chất lượng dưới trung bình của thị trường… (Leader/Laggard)
- Tuy nhiên, theo phương pháp lựa chọn này, nhà đầu tư chỉ nên chọn một vài cổ phiếu dẫn đầu, tốt nhất trong nhóm chứ không phải là mua càng nhiều loại cổ phiếu càng tốt.
- Cần chú ý xem lý do tăng của cổ phiếu là gì để tránh việc theo đóm ăn tàn, mua phải các cổ phiếu tăng theo đuôi, vì sớm hay muộn những cổ phiếu “ăn theo” cũng sẽ sụt giá.
- I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lướn và có uy tín => Chú ý tới việc mua cổ phiếu quỹ của chính công ty, mua cổ phiếu của nội bộ của cổ đông lớn, mua vào của các tổ chức lớn, các quỹ đầu tư…
- M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của phương án đầu tư.
- Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, điều đó có nghĩa là niềm tin sẽ cũng cố quyết định nắm giữ đầu tư cổ phiếu lâu dài để thu lợi lớn hơn (giảm cung) và khuyến khích những nhà đầu tư mới tham gia (tăng cầu) và do vậy kéo theo cơ hội tăng giá của cổ phiếu cao hơn => Mặc dù đứng ở cuối cùng nhưng đây là yếu tố quan trong nhất quyết định tới 70% đến 80% cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường.
- Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường có xu hướng đi xuống (ảnh hưởng của niềm tin vào các công ty) nó sẽ làm cổ phiếu, kể cả cổ phiếu tốt giảm giá và phương án đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó thành công hơn.

(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
Phương pháp CANSLIM bằng: 60% cơ bản + 40% kỹ thuật:
- Chọn lọc kỹ cơ bản tăng trưởng
- Sử dụng biểu đồ để mua/bán
- Một trong những phương pháp toàn diện, đầy đủ nhất trong tất cả các phương pháp đầu tư chứng khoán
Oneil nhận thấy:
- Mô hình cổ phiếu thường lặp đi lặp lại và mô hình thành công là mô hình cốc tay cầm.
- Cổ phiếu tốt nhất thường có xu hướng tăng ít nhất 30% trước khi nó tuân theo diễn biến trong mô hình cốc tay cầm, thời gian tối thiểu cho cổ phiếu hình thành mô hình này là 7-8 tuần, thậm chí 15 tuần, tay cầm thường từ 1-7 tuần và khối lượng thấp dần, phần tay cầm không nên giảm giá quá 10-15%
- Khối lượng trong phiên mua có thể tăng trên 50% so với bình quân để thể hiện nhà đầu tư lớn đang quan tâm tới cp này.

(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
TỔNG KẾT CUỐN SÁCH
- Sau khi xem xét hồ sơ và chiến lược của 5 nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại từ 1890 đến nay, chúng ta thấy điều thú vị là họ đều áp dụng những chiến lược và nguyên tắc kinh doanh khá giống nhau.
- Tất cả những nhà giao dịch vĩ đại đều có chung quan điểm cho rằng giao dịch dựa trên việc nghe theo những lời khuyên từ người khác là một sai lầm.
- Hãy tự mình nghiên cứu thị trường và không nghe theo lời khuyên hay quan điểm của người khác.
- Họ quan sát các hành động của mình và quyết định phân tích nguyên nhân khiến cho họ thua lỗ, hành động này rất quan trọng, bạn phải tự chịu trách nhiệm với tất cả những lần giao dịch của mình, không được coi thị trường là nguyên nhân khiến mình bị thua lỗ, bạn không nên tức giận với thị trường.
Nguồn: https://kiemtienonline360.com/
23 QUY TẮC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA WILLIAM J.O’NEIL
- Đừng mua cổ phiếu giá rẻ. Hãy mua các cổ phiếu Nasdaq đang giao dịch từ 15 đôla đến 300 đôla, và các cổ phiếu NYSE được giao dịch ở mức 20 đôla đến 300 đôla. Hãy tránh xa các cổ phiếu rởm, thị giá nhỏ.
- Mua các cổ phiếu tăng trưởng có tăng trưởng EPS 3 năm qua ít nhất là 25% và ước tính đồng thuận của các nhà phân tích 3 năm tới cũng sẽ tăng nhiều hơn 25%. Hầu hết cá cổ phiếu tăng trưởng nên có dòng tiền hàng năm nhiều hơn 20% so với EPS.
- Hãy bảo đảm có hai quý hoặc ba quý có EPS cao. Mức tăng tối thiểu là 25%-30%. Trong thị trường tăng giá, hãy quan sát mức tăng trưởng EPS 40%-500% (càng cao, càng tốt).
- Tăng trưởng doanh số trong 3 quý liên tiếp tăng dần, hoặc ít nhất doanh số của quý gần nhất tăng tối thiểu 25%.
- Mua các cổ phiếu có ROE từ 17% trở lên. Các công ty tốt nhất thường có ROE từ 25%-50%.
- Hãy chú ý lợi nhuận biên của quý gần nhất được cải thiện.
- Hầu hết cá cổ phiếu tốt nằm trong top 5 hoặc top 6 của ngành đang phát triển mạnh.
- Đừng mua một cổ phiếu chỉ vì ham cổ tức cao hoặc P/E thấp. Chỉ nên mua vì công ty có tăng trưởng doanh số và lợi nhuận cao, ROE cao, lợi nhuận biên cao và sản phẩm tốt.
- Mua các cổ phiếu có RS ở mức 85 điểm trở lên.
- Bất kể quy mô vốn hóa của cổ phiếu là bao nhiêu, khối lượng giao dịch của cổ phiếu bạn mua phải được giao dịch ít nhất vài trăm ngàn cổ phiếu mỗi ngày hoặc cao hơn.
- Hãy học cách đọc đồ thị và nhận ra các nền giá tốt và lựa chọn các điểm mua thích hợp. Sử dụng đồ thị ngày và tuần để cải thiện khả năng chọn lựa cổ phiếu và định thời điểm thị trường. Mua các cổ phiếu nào tạo điểm breakout (phá vỡ) đầu tiên thoát ra khỏi các nền giá tốt với khối lượng cao hơn 50% (hoặc hơn) so với khối lượng giao dịch thông thường.
- Hãy bình quân giá lên, đừng bình quân giá xuống, và cắt lỗ 7%-8% so với mức giá mua vào. Không có ngoại lệ.
- Hãy viết ra quy tắc bán để biết khi nào bạn nên bán và chốt lợi nhuận.
- Hãy đảm bảo cổ phiếu của bạn mua được ít nhất 1 hoặc 2 quỹ tốt mua vào. Bạn nên chú ý đến các cổ phiếu được các tổ chức tích lũy trong vài quý gần nhất.
- Các công ty tốt thường có sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời. Thị phần của công ty lớn.
- Thị trường chung đang trong xu hướng tăng.
- Cổ phiếu tốt được lãnh đạo bởi nhà quản trị xuất chúng.
- Hãy tìm kiếm các công ty được lãnh đạo bởi các nhà quản trị hiện đại hơn là những gã lỗi thời.
- Hãy dẹp bỏ lòng kiêu ngạo và cái tôi của bạn. Thị trường không hề biết hay không thèm quan tâm bạn nghĩ gì. Bất kể bạn thông minh ra sao, hãy nhớ thị trường luôn thông minh hơn bạn. IQ cao và trình độ học vấn cao không bảo đảm thành công trên thị trường tài chính. Cái tôi chỉ làm bạn thêm tốn tiền. Đừng tranh cãi với thị trường, và đừng chứng tỏ ra là mình đúng còn thị trường là sai lầm.
- Hãy tìm kiếm các công ty gần đây thông báo mua lại 5%-10% cổ phiếu quỹ. Tìm hiểu xem đội ngũ lãnh đạo mới của công ty như thế nào và họ đến từ đâu.
- Đừng cố gắng bắt đáy cổ phiếu hay mua cổ phiếu đang trên đường giảm giá. Đừng bình quân giá xuống.
- Nếu có thông tin tiêu cực xuất hiện nhưng thị trường phớt lờ nó, bạn nên xem đây là tín hiệu tích cực. Bảng điện đang nói với bạn rằng thị trường đang rất mạnh. Ngược lại, nếu một thông tin tốt xuất hiện nhưng cổ phiếu chỉ nhích tăng nhẹ, bảng điện đang nói với bạn rằng thị trường đang đánh giá thấp thông tin này.
- 37% chuyển động giá của cổ phiếu có tương quan chặt với diễn biến của các cổ phiếu khác trong ngành. 12% chuyển động giá là từ tác động của toàn ngành. Nói cách khác, 50% tác động đến chuyển động giá cổ phiếu là nhờ vào sức mạnh của nhóm ngành.
10 sai lầm thường gặp:
- Ngoan cố nắm giữ các khoản lỗ.
- Mua cổ phiếu đang trên đường giảm giá.
- Muốn làm giàu nhanh.
- Mua cổ phiếu dựa trên các mánh khóe vặt, tin đồn, hoặc các sự kiên, phóng sự hoặc ý kiến chuyên gia nghe được trên tivi.
- Lựa chọn các cổ phiếu loại hai vì ham cổ tức cao và P/E thấp.
- Chỉ mua cổ phiếu của những công ty quen thuộc.
- Sợ mua các cổ phiếu đang thiết lập đỉnh cao mới.
- Thích chốt các khoản lãi nhỏ trong khi kiên trì nắm giữ các khoản lỗ.
- KHông thể tư duy độc lập vào thời điểm cần ra quyết định.
- Tập trung nhiều thời gian cho việc mua cổ phiếu và một khi đã thực hiện quyết định mua, không biết khi nào và trong điều kiện nào thì nên bán cổ phiếu.