Trong hoạt động đầu tư, không phải lúc nào chúng ta cũng có lợi nhuận như kỳ vọng. Chúng ta nên xác định rằng, đầu tư chứng khoán là một hình thức có rủi ro, và rủi ro là chúng ta có thể sẽ mất rất nhiều vốn. Do đó nên có những điểm cắt lỗ để tránh thiệt hại xảy ra. Vậy khi nào chúng ta nên cắt lỗ đầu tư cổ phiếu? Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây để rõ hơn nhé!
HỌC CHỨNG KHOÁN TỪ CÁC CHUYÊN GIA
Cắt lỗ là gì?
Cắt lỗ (cutloss) là việc bạn chủ động đóng vị thế và chấp nhận 1 khoản lỗ khi cổ phiếu không diễn biến đúng như tính toán ban đầu. Trong nhiều trường hợp, sau khi vào vị thế, xu hướng cổ phiếu không đi theo dự đoán ban đầu của bạn hoặc thời điểm bạn vào vị thế không chính xác.
Khi nào nên cắt lỗ đầu tư cổ phiếu?
1. Thời điểm cắt lỗ phù hợp
Khi nhà đầu tư tìm thấy một cổ phiếu yêu thích, họ đều nghĩ đến việc mua vào và mua bao nhiêu để có được lợi nhuận lớn từ giao dịch này.
Tất cả chỉ ngửi thấy mùi lợi nhuận, cho dù ai cũng biết quản trị rủi ro mới là tiêu chí quan trọng nhất, nhưng mỗi khi ngồi lên bàn giao dịch mọi người đều quên mất điều này.
Họ yêu thích cổ phiếu này bao nhiêu, họ càng mong muốn mua vào bấy nhiêu (đôi khi còn hơn thế nữa). Lòng tham dẫn tới sự mù quán, mất kiên nhẫn và đánh mất tính kỷ luật đầu tư nên đa phần nhà đầu tư nhảy vào mua khi kế hoạch chưa cho phép.
Họ sợ rằng đợi đến khi mọi tiêu chí giao dịch thỏa mãn thì cổ phiếu đã tăng quá cao rồi. Nên mới quyết định mua trước để gia tăng lợi nhuận.
Đó là một quan niệm sai lầm từ nhiều khía cạnh. Để đạt được thành tích giao dịch siêu hạng và sống sót trong thị trường con gấu (thị trường giá giảm), bạn phải kiểm soát rủi ro thật tốt. Đây chính là điểm mở đầu cho việc xác định mức cắt lỗ.

Với mỗi lần mua cổ phiếu bạn phải xác định mức giá cắt lỗ nếu như mọi thứ chống lại bạn. Khi tham gia vào thị trường cổ phiếu, ta không nên quá tập trung vào vấn đề lợi nhuận, mà rủi ro mới là quan trọng nhất.
Phương trâm “hãy nghĩ đến rủi ro đầu tiên” là phương trâm mà không nhà đầu tư thành công nào không sử dụng cả. Điều đó có nghĩa rủi ro là thứ luôn ẩn chứa trong giao dịch và bản thân bạn luôn phải chuẩn bị cho tâm thế đối diện với nó.
Nếu muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận lớn khi đầu tư cổ phiếu bạn phải xác định mức độ rủi ro phải gánh chịu, từ đó tạo ra một mức giá cắt lỗ để bảo toàn vốn. Nếu không thị trường sẽ lấy đi tất cả lợi nhuận bạn đã có hoặc cả vốn của bạn nữa.
Nhà đầu tư cần tự rèn luyện tính kỷ luật đến khi không cần phải suy nghĩ nên làm gì mỗi khi thị trường chống lại mình. Để làm cách này chúng ta phải xây dựng một kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho những tình huống xấu nhất có thê xảy ra.
Bằng cách xác định mức giá đóng lệnh trước khi tham gia giao dịch. Đó là mức giá cắt lỗ được xác định trước để kết thúc giao dịch mà không cần phải suy nghĩ. Cho dù tín hiệu có tốt đến mấy, nhưng nếu như giá cổ phiếu chạm tới mức cắt lỗ, nhà đầu tư cần bán tất cả ngay lập tức.

Tuy nhiên bán xong không có nghĩa là chúng ta phớt lờ cổ phiếu đó, mà nếu các tín hiệu vẫn còn tốt thì ta nên tìm thời điểm quay trở lại.
Vì rất có thể lần cắt lỗ vừa rồi chỉ là cảnh báo giả của thị trường, nhưng cho dù là giả hay là thật thì chỉ cần chạm tới mức kết thúc nhà đầu tư cần bán ngay không cần suy nghĩ, sau đó sẵn sàng quay trở lại tìm điểm mua kế tiếp.
Tuy nhiên đa phần nhà đầu tư không sử dụng lệnh dừng lỗ hoặc cố gắng không sử dụng nó. Khi cổ phiếu họ vừa cắt lỗ, thì bỗng nhiên đảo chiều tăng trở lại, lúc này họ cảm thấy việc sử dụng lệnh dừng lỗ thật là ngu ngốc.
Nhưng nên nhớ giao dịch cổ phiếu là một trò chơi xác suất, không ai biết chắc chắn điều gì có thể xảy cả. Cho dù mọi tín hiệu đều tốt chứng tỏ cổ phiếu sẽ tăng giá, nhưng việc nó giảm giá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu giá chạm tới mức cắt lỗ, mà nhà đầu tư vẫn hy vọng nó đảo chiều tăng trở lại và quyết tâm không bán. Thì chỉ cần cổ phiếu giảm thêm vài phiên giao dịch nữa thôi họ sẽ mất hơn nửa số vốn (cho dù tín hiệu có tốt đến mấy, nhưng cổ phiếu hoàn toàn có khả năng giảm).
Chi bằng ta tạm thời chấp nhận khoản lỗ nhỏ để bảo toàn vốn, nếu cổ phiếu vẫn sở hữu các tiêu chí tích cực, thì việc quyết định tìm điểm mua trở lại vẫn chưa muộn.
2. Nguyên tắc cắt lỗ
Điểm khác nhau lớn nhất giữa cắt lỗ và không chịu cắt lỗ:
Cắt lỗ:
- Nếu cổ phiếu cẫn tiếp tục giảm thì chúng ta chỉ mất phần nhỏ vốn và vẫn đủ khả năng giao dịch với nguồn lực như cũ.
- Vd: cắt lỗ ở mức 5%, thì chỉ cần giao dịch sau có lãi 6% là quay trở lại điểm hòa vốn.
Không cắt lỗ:
- Nếu cổ phiếu tiếp tục giảm thì chúng ta sẽ mất gần như một nửa nguồn vốn (thường là hơn thế nữa), để quay trở lại điểm hòa vốn như ban đầu là rất khó.
- Vd: Lỗ ở mức 50% thì giao dịch sau phải lãi ít nhất 100% mới quay lại điểm hòa vốn.
Qua 2 ví dụ trên bạn thấy việc kiếm lãi 5% so với 100% để trở lại điểm hòa vốn thì cái nào dễ hơn. Đừng bao giờ nghĩ đến lợi nhuận trước mà hãy nghĩ đến rủi ro đầu tiên, nếu không thị trường sẽ lấy hết tiền của bạn.
Sử dụng lệnh dừng lỗ là một tiêu trí quan trọng trong kế hoạch phòng thủ để bảo vệ nguồn vốn, nhưng đa phần nhà đầu tư biết nhưng không sử dụng đến.

Mỗi khi thua lỗ chạm đến mức phải cắt, họ cố gắng phớt lờ và tự cho rằng khi nào quay trở lại điểm hòa vốn mới thoát ra.
Nhưng cố phiếu cứ giảm dần và khoản lỗ ngày càng trở lên lớn hơn, đối với nhà giao dịch sẽ rất khó khăn để bán khi gặp một khoản lỗ lớn.
Trước khi tham gia giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải đưa ra một mức giá cắt lỗ nếu mọi thứ chống lại mình.
Tuy nhiên đa phần họ không sử dụng mức giá này, mà họ sử mức cắt lỗ theo cảm xúc. Đó là thời điểm mà bạn không thể chấp nhận thêm bất cứ khoản lỗ nào nữa nên mới bán ra.
Lệnh dừng lỗ theo cảm xúc không phải là một phần trong kế hoạch phòng thủ. Mà nó chỉ đơn giản là nhà giao dịch đã thua lỗ quá nhiều, không thể lỗ hơn được nữa nên mới cắn răng bán ra.
Lúc này niềm tin sẽ mất dần, mọi mơ mộng ngày trước dần như tan biến khi nguồn vốn đã mất hơn phân nửa. Lý do họ không sử dụng “lệnh dừng lỗ theo kế hoạch” là hy vọng cổ phiếu sẽ tăng trở lại và bán ra lúc này là điều ngu ngốc. Nhưng sẽ ngu ngốc hơn khi cổ phiếu còn giảm nữa (vì không ai có thể chắc chắc cổ phiếu sẽ tăng trở lại).

Mỗi khi nhà đầu tư gặp phải sai lầm, họ chẳng bao giờ thừa nhận cho dù điều đó đã rõ như ban ngày. Các nhà giao dịch nghiệp dư trở thành nhà đầu tư ngắn hạn khi họ đúng, và trở thành nhà đầu tư dài hạn khi họ sai.
Một khi giao dịch chống lại họ và trở thành khoản lỗ, tất cả đều biến thành nhà đầu tư dài hạn. Đó chính là hành động của một nhà đầu tư thiếu tự chủ. Những người mà sẵn sàng chấp nhận lãi nhỏ nhưng lại chậm cắt lỗ (do đó mới nhận phải những khoản lỗ lớn).
Không ai có thể biết chắc cổ phiếu sẽ giảm bao nhiêu, và có tăng trở lại hay không. Một mức điều chỉnh 10% – 15%, có thể chỉ là khởi đầu cho đợt sụt giảm mạnh 50% – 60%, thậm chí lớn hơn.
Theo thời gian tỷ lệ giao dịch chiến thắng của bạn trong mỗi giao dịch sẽ vào khoảng 50%. Nhiều người cho rằng tỷ lệ thành công này là quá thấp, nhưng thực chất 50% là quá đủ để giúp bạn chiến thắng thị trường (với điều kiện bạn phải kiểm soát tốt những khoản lỗ nhỏ).
Xác định mức dừng lỗ
1. Dựa trên lí thuyết
Bạn chỉ nên sử dụng mức dừng lỗ tối đa là 10% so với giá mua ban đầu (thường là thấp hơn thế). Đừng bao giờ nghĩ đến việc dừng lỗ 10% là quá ít, vì nếu bạn tăng lệnh dừng lỗ lên thì sẽ rất khó để quay trở lại điểm hòa vốn.
Hãy quan sát những con số sau để hiểu rõ hơn:
- Khi khoản lỗ là 5%, bạn cần lãi 5,26% để quay trở lại điểm hòa vốn.
- Khi khoản lỗ là 10%, bạn cần lãi 11% để quay trở lại điểm hòa vốn.
- Khi khoản lỗ là 40%, bạn cần lãi 67% để quay trở lại điểm hòa vốn.
- Khi khoản lỗ là 50%, bạn cần lãi 100% để quay trở lại điểm hòa vốn.
- Khi khoản lỗ là 90%, bạn cần lãi 900% để quay trở lại điểm hòa vốn.
- Là một nhà đầu tư bạn nghĩ mình có thể dễ dàng kiếm được khoản lãi 67%, 100% hay 900% được không? Mặc dù mức lỗ tối đa tôi cho phép mình được vi phạm nhưng thực chất là ít hơn rất nhiều.

Mức giá cắt lỗ không phải là con số tùy tiện, mà nó được tính toán cụ thể. Rủ ro bạn ránh chịu phải được điều chỉnh dựa trên lợi nhuận bạn kiếm được. Theo Mark Minervini “Lỗ là một hàm của lợi nhuận kỳ vọng”. Để xác định được mức dừng lỗ, trước tiên bạn phải hiểu được chính khả năng giao dịch của mình.
Bằng cách ghi chép những mức giá mua, mức giá bán cho từng giao dịch cụ thể. Rất nhanh sau đó bạn sẽ có được những thông tin như mức lãi trung bình, mức lỗ trung bình cũng như tỷ lệ giao dịch chiến thắng và tỷ lệ giao dịch thua lỗ.
Đây là kỷ luật của các nhà giao dịch thành công, họ muốn nhìn thấy sự thật của chính bản thân mình, từ đó phát hiện ra điểm yếu dần cải thiện tình hình.
Sau khi bạn đã ghi chép mức giá mua, mức giá bán của mỗi giao dịch. Bạn thống kê những thông số sau:
- Tỷ lệ chiến thắng.
- Mức lãi lớn nhất.
- Mức lỗ lớn nhất.
- Số lần giao dịch.
Mức độ rủi ro đặt cược không phải là con số tùy tiện. Rủi ro gánh chịu phải được điều chỉnh dựa trên lợi nhuận bạn kiếm được. Lỗ là một hàm của lợi nhuận.
2. Dựa trên công thức
Nên nhớ tỷ lệ giao dịch chiến thắng theo thời gian sẽ về khoảng 50%, nếu bạn chấp nhận “thua lỗ > lợi nhuận” thì chẳng bao lâu sẽ mất sạch vốn.
Với tỷ lệ chiến thắng 50% (nghĩa là số giao dịch lãi = số giao dịch lỗ), muốn thắng thị trường bạn phải duy trì tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro là 2:1.
Với tỷ lệ này bạn có thể bạn có thể cho phép bản thân lỗ 2 lần và chỉ cần lãi 1 lần nhưng vẫn quay trở lại điểm hòa vốn. Tuy nhiên nếu tỷ lệ chiến thắng là 40%, để duy trì tỷ lệ 2:1 như cũ khoản lỗ của của bạn chỉ được phép bằng 1/3 mức lãi trung bình.

Để xác định mức giá cắt lỗ, ta có công thức sau: Tỷ Lệ Chiến Thắng * Mức Lãi Trung Bình.
Lưu ý: Các thông số được lấy là thông số được thống kê theo năm gần nhất.
VD: Tỷ lệ chiến thắng 50%.Mức lãi trung bình 10%.
Mức dừng lỗ = (50 * 10) / (2 * 50) = 5 %
Tỷ lệ chiến thắng 40%. Mức lãi trung bình 15%.
Mức dừng lỗ = (40 * 15) / (2 * 60) = 5%.
Dựa vào công thức trên, nhà đầu tư có thể tự tìm ra cho mình mức giá cắt lỗ hợp lý để duy trì tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro 2:1. Với tỷ lệ này cho dù bạn có tỷ lệ chiến thắng hay mức lãi trung bình là bao nhiêu đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn có lãi.
Tuy nhiên, mức cắt lỗ tối đa phải nằm trong phạm vi 10% trở xuống, không được phép hơn. Lý giải cho việc này như sau: Tôi chỉ mua cổ phiếu khi nó vừa phá vỡ khỏi nền giá để bắt đầu cho đợt tăng giá kéo dài. Việc điều chỉnh đến hơn 10% thực sự là quá lớn, rất có thể xu hướng tăng đã vi phạm.
Nếu tôi để mức giá cắt lỗ trên 10% là hết sức rủi ro, vì lúc này sẽ có 2 TH không tốt sảy ra như sau:
Trường hợp 1:
Cổ phiếu cần thêm thời gian để thắt chặt lại nền giá, thường là trên 15 ngày, để chuẩn bị cho xu hướng tăng trở lại. Trong khoảng thời gian này bạn sẽ mất khá nhiều thời gian, và không ai chắc nó có tăng
trở lại nữa hay không.
Trường hợp 2:
Xu hướng tăng đã bị vi phạm và cổ phiếu không thể tăng trở lại. Những cổ phiếu vừa thoát khỏi nền giá mà bổng nhiên quay đầu là rất nguy hiểm.
Đặc biệt là chỉ cần giảm 7% – 10% cũng đủ khiến cho các chỉ báo kỹ thuật ở mức báo động rồi, chứ đừng nói là hơn 10%. Còn một vấn đề nữa, nếu nhà đầu tư là một người mới tham gia thị trường thì không có được các con số thống kê.

Vậy cách duy nhất để đưa ra mức giá cắt lỗ trong trường hợp này là 4%. Nếu mức giá cắt lỗ lớn hơn 4% sẽ khiến cho họ mất rất nhiều tiền, bởi kinh nghiệm chưa có nên việc đầu tư đa phần là thua lỗ.
Còn nếu mức giá cắt lỗ thấp hơn 4%, thì chỉ cần một rung lặc hơi nhẹ, cũng đủ khiến chúng ta thoát hàng. Giả sử khi vừa cắt lỗ, cổ phiếu bỗng nhiên tăng trở lại, lúc này tiền chưa kịp về, nhà đầu tư sẽ không kịp soay sở tham gia vào vị thế cũ.
4% sẽ giúp chúng ta không bị lỗ quá nhiều, nhưng vẫn tránh được rung lắc thị trường và đủ thời gian ứng phó với những cổ phiếu tăng trở lại. Mức dừng lỗ đã có, nhưng trên thực tế khoản lỗ cho mỗi lần đầu tư của tôi còn thấp hơn nhiều.
Tổng kết
Trên đây là bài viết của mình về cắt lỗ đầu tư cổ phiếu đây là một nguyên tắc tối thương trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng bạn có thêm những thông tin hữu ích sau khi xem bài viết này. Và nếu như bạn có bất kì thắc mắc nào thì đừng ngại để lại một bình luận để chúng ta cùng giải đáp nhé!