KQKD tích cực tháng 10/2021 chứng tỏ khả năng hồi phục mạnh mẽ
Ngay sau khi mở cửa trở lại, lợi nhuận thuần tháng 10/2021 của MWG đã đạt mức cao kỷ lục 568 tỷ đồng. Kết quả này củng cố niềm tin của chúng tôi rằng triển vọng của Công ty sẽ vẫn tươi sáng và bền vững trong Q4/2021 và năm 2022-2023 nhờ nhu cầu cao đối với điện thoại di động và máy tính xách tay, tỷ suất lợi nhuận tại BHX được cải thiện và lãi thuần từ HĐ tài chính tăng, với kỳ vọng các chuỗi cửa hàng mở cửa hoạt động bình thường. Theo đó, chúng tôi điều chỉnh tăng lần lượt 16%, 4% và 4% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021, 2022 và 2023. Chúng tôi nâng 31% giá mục tiêu lên 181.300đ và nâng khuyến nghị đối với MWG lên Mua vào.
Đồ thị cổ phiếu MWG phiên giao dịch ngày 07/12/2021. Nguồn: AmiBroker
Lợi nhuận thuần cao nhất lịch sử trong tháng 10/2021 và vượt dự báo của chúng tôi
Trong tháng 10/2021, tháng đầu tiên sau khi mở cửa trở lại, doanh thu thuần của Cổ phiếu MWG tăng 39% so với cùng kỳ và 46,4% so với tháng trước đạt 12.186 tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận thuần đạt mức cao nhất lịch sử là 568 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ và 71% so với tháng trước. Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần thực tế vượt lần lượt 29% và 50% dự báo của chúng tôi.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần tăng 10% đạt 99.006 tỷ đồng, đạt 87% dự báo cả năm 2021 của chúng tôi. Lợi nhuận thuần tăng 19% so với cùng kỳ đạt 3.906 tỷ đồng, đạt 94% dự báo cả năm (trước điều chỉnh) của chúng tôi.
Bảng 1: KQKD T10/2021 và 10 tháng đầu năm 2021, MWG
Doanh thu TGDĐ & ĐMX tăng mạnh so với cùng kỳ và so với tháng trước
Doanh thu thuần hợp nhất của TGDĐ & ĐMX tăng 51% so với cùng kỳ và 62% so với tháng trước trong tháng 10/2021 nhờ: (1) ngay lập tức mở lại cửa hàng trong ngày đầu tiên của tháng 10/2021 sau khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng tại miền Nam, (2) tích trữ đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu sau khi tái mở cửa, (3) nhu cầu điện thoại di động và máy tính xách tay lớn, (4) nhu cầu mua sắm các mặt hàng điện máy sau một thời gian bị dồn nén do giãn cách, và (5) các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Doanh thu điện thoại di động tăng 68% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với những thiết bị thông mình trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến mọi người phải ở nhà, việc Apple mở bán thành công iPhone 13 và TGDĐ khai trương chuỗi Topzone, chuỗi cửa hàng ủy quyền của Apple và Apple Premium. Hiện tại, Topzone có 4 cửa hàng và được kỳ vọng sẽ tăng lên 50 cửa hàng vào giai đoạn cuối trong nửa đầu năm 2022.
Trong khi đó, doanh thu máy tính xách tay cũng tăng mạnh 130% so với cùng kỳ nhờ xu hướng học tập và làm việc tại nhà.
Doanh thu thuần thực tế của TGDĐ & ĐMX vượt đáng kể dự báo của chúng tôi là 7.425 tỷ đồng.
Doanh thu thuần BHX giảm về mức trước dịch COVID-19
Trong tháng 10/2021, doanh thu thuần BHX giảm 0,2% so với cùng kỳ và 53% so với mức đỉnh là 4.230 tỷ đồng trong tháng 7/2021, mặc dù hồi phục 3,5% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm (1) nhiều công nhân, khách hàng chính của BHX, đã rời khỏi các KCN tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An để về nhà; (2) chợ truyền thống đã mở cửa trở lại từ đầu tháng 10/2021 và (3) sự cạnh tranh từ
các cá nhân và hộ gia đình kinh doanh bách hóa nhỏ lẻ mới xuất hiện trong giai đoạn giãn cách.
Mặc dù vậy, doanh thu thuần thực tế của BHX vẫn khá sát với dự báo của chúng tôi là 1.954 tỷ đồng.
Biểu đồ 2: Doanh thu theo tháng của TGDĐ & ĐMX năm 2021, MWG
Biểu đồ 3: Doanh thu theo tháng của BHX năm 2021, MWG
Biểu đồ 4: Doanh thu thuần theo tháng năm 2021, MWG
Biểu đồ 5: Lợi nhuận thuần theo tháng năm 2021, MWG
Nhu cầu điện thoại di động và máy tính xách tay nhiều khả năng vẫn ở mức cao trong năm 2022-2023
HSC kỳ vọng nhu cầu điện thoại di động, máy tính xách tay và máy tính bảng tại Việt Nam vẫn sẽ ở mức cao trong năm tới và ít nhất tới hết năm 2023, nhờ nhu cầu thiết bị thông minh gia tăng do mọi người phải học tập và làm việc tại nhà trong giai đoạn COVID-19.
Sau một vài năm tăng trưởng chậm lại, doanh số điện thoại di động tại Việt Nam tăng mạnh 17% trong 8 tháng đầu năm 2021 do mọi người dành nhiều thời gian cho hoạt động trực tuyến hơn khi ở nhà. HSC dự báo doanh số điện thoại di động sẽ tăng trưởng lần lượt 17%, 13% và 7% do chúng tôi kỳ vọng nhu cầu điện thoại thông minh sẽ cao trong giai đoạn đại dịch cùng với việc mở bán thành công các sản phẩm mới của một số thương hiệu lớn như iPhone.
Doanh số máy tính xách tay cũng tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2021 do nhu cầu lớn đối với thiết bị học tập và làm việc tại nhà. Doanh số máy tính xách tay của MWG, FRT và DGW tăng lần lượt 30%, 80% và 45% so với cùng kỳ trong giai đoạn này bất chấp miền Nam phải áp dụng các biện pháp giãn cách trong 4 tháng. Trong tháng 10/2021, tháng đầu tiên sau khi mở cửa trở lại, doanh thu máy tính xách tay của MWG tăng còn mạnh hơn, ở mức 130% so với cùng kỳ.
HSC dự báo doanh số máy tính xách tay toàn ngành sẽ tăng trưởng lần lượt 25%, 20% và 11% trong năm 2021, 2022 và 2023. Chúng tôi dự báo vào cuối tháng 6/2022, 70% dân số sẽ được tiêm chủng đầy đủ. Theo đó, những tỉnh thành hiện đang có tỷ lệ tiêm chủng dưới 70% sẽ tiếp tục học tập và làm việc tại nhà cho tới ít nhất cuối tháng 6/2022. Điều này sẽ thúc đẩy doanh số máy tính xách tay và điện thoại di động trong năm 2022.
Biểu đồ 6: Doanh thu bán điện thoại và máy tính xách tay tại Việt Nam
Bảng 7: Điều chỉnh dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2023, MWG
Dự báo mới: Nâng dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần
Trong năm 2021, HSC nâng lần lượt 3% và 16% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của MWG lên lần lượt 119.107 tỷ đồng (tăng trưởng 10%) và 4.838 tỷ đồng (tăng trưởng 24%). HSC dự báo lợi nhuận thuần của MWG trong tháng 11/2021 và tháng 12/2021 sẽ là 460 tỷ đồng (tăng 9,0% so với cùng kỳ) trong mỗi tháng nhờ nhu cầu điện thoại di động & máy tính xách tay tiếp tục cao. Tuy nhiên, KQKD tháng 11/2021 được dự báo sẽ giảm 19% so với tháng 10/2021 do nhu cầu hàng điện máy bị dồn nén đã phần nào được giải tỏa trong tháng trước.
Trong năm 2022, HSC nâng lần lượt 2% và 4% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần đạt lần lượt 133.047 tỷ đồng (tăng trưởng 12%) và 6.404 tỷ đồng (tăng trưởng 32%). Cuối cùng, chúng tôi điều chỉnh tăng lần lượt 1% và 4% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần lên lần lượt 145.318 tỷ đồng (tăng trưởng 9%) và 7.925 tỷ đồng (tăng trưởng 24%).
Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng trưởng lần lượt 32% và 24% trong năm 2022 và 2023 nhờ: (1) lợi nhuận BHX cải thiện, do doanh thu trên mỗi cửa hàng tăng kéo tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu giảm, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng do hiệu quả kinh tế tăng nhờ quy mô và cắt giảm hiệu quả chi phí hoạt động và (2) lợi nhuận của TGDĐ & ĐMX hồi phục nhờ nhu cầu cao đối với điện thoại di động & máy tính xách tay cùng với việc hầu hết các cửa hàng đã trở lại hoạt động bình thường với giả định sẽ không có đợt phong tỏa quy mô lớn nào trong 2 năm tới.
HSC dự báo BHX sẽ hòa vốn vào cuối năm 2022 mặc dù vẫn sẽ lỗ trong cả năm do lỗ trong những tháng trước đó. HSC dự báo lợi nhuận thuần của chuỗi sẽ đạt 532 tỷ đồng trong năm 2023.
Dự báo cụ thể đối với TGDĐ & ĐMX: Nâng 3-10% dự báo lợi nhuận thuần
Do doanh thu 10 tháng đầu năm 2021 vượt kỳ vọng, HSC nâng lần lượt 8% và 10% dự báo tổng doanh thu thuần của TGDĐ & ĐMX năm 2021 lên lần lượt 90.073 tỷ đồng (tăng trưởng 3%) và 6.048 tỷ đồng (tăng trưởng 4%).
Trong năm 2022 và 2023, HSC nâng lần lượt 3,4% và 2,9% tổng lợi nhuận thuần của TGDĐ & ĐMX lên lần lượt 6.930 tỷ đồng (tăng trưởng 15%) và 7.396 tỷ đồng (tăng trưởng 7%) nhờ triển vọng thị trường CNTT cải thiện, dựa trên giả định hầu hết cửa hàng sẽ mở cửa toàn bộ thời gian trong 2 năm tới.
Bảng 8: Dự báo lợi nhuận TGDĐ và ĐMX, MWG
Bảng 9: Dự báo lợi nhuận BHX, MWG
Bảng 10: Các giả định đối với BHX, MWG
Dự báo cụ thể đối với BHX: Hạ dự báo doanh thu nhưng duy trì dự báo lợi nhuận/lỗ
Do phải mất vài tháng để công nhân trở lại các KCN phía Nam, trong khi cạnh tranh từ các hộ bán lẻ truyền thống mạnh hơn so với dự báo của chúng tôi, HSC hạ lần lượt 10%, 12% và 15% dự báo doanh thu thuần của BHX xuống lần lượt 29.035 tỷ đồng (tăng trưởng 37%), 33.192 tỷ đồng (tăng trưởng 14%) và 39.099 tỷ đồng (tăng trưởng 18%).
Về mặt lợi nhuận, chúng tôi hạ 8% dự báo lỗ tại BHX năm 2021 xuống 1.212 tỷ đồng (so với 1.320 tỷ đồng trong Báo cáo trước đó) do tỷ suất lợi nhuận gộp Q3/2021 đã đạt hơn 28%, vượt dự báo của chúng tôi là 27%.
Đối với năm 2022 và 2023, mặc dù hạ dự báo doanh thu thuần, HSC gần như giữ nguyên dự báo lỗ và lợi nhuận của BHX do chúng tôi nâng dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp (Năm 2022: 29% hiện tại so với 28% trước đó, năm 2023: 31,5% hiện tại so với 29,2% trước đó).
Lãi thuần từ HĐ tài chính sẽ cao đáng kể trong giai đoạn 2021-2023
Do dồi dào tiền mặt, MWG rất tích cực trong hoạt động ngân quỹ, bao gồm vay với lãi suất thấp và đầu tư vào tiền gửi và trái phiếu ngân hàng để hưởng lãi suất cao.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tiền gửi ngân hàng ngắn hạn và đầu tư trái phiếu ngắn hạn (tổng cộng 6.814 tỷ đồng vào ngày 30/9/2021) đã nhận lãi suất 6.00-8,65%, trong khi đầu tư vào trái phiếu dài hạn (tổng cộng 5.007 tỷ đồng vào ngày 30/9/2021) nhận lãi suất 7,6-9,3%/năm. Ngoài ra, MWG cũng cho vay một số doanh nghiệp khác với mức lãi suất khá tốt.
Do đó, Công ty ghi nhận thu nhập từ lãi tiền gửi, trái phiếu và cho vay là 686 tỷ đồng (tăng 84% so với cùng kỳ), cao hơn 41% so với chi phí lãi vay là 487 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ). Nhờ đó, lãi thuần từ HĐ tài chính tăng mạnh 280% so với cùng kỳ đạt 393 tỷ đồng.
Bảng 11: Thu nhập tài chính ròng trong 9 tháng đầu năm 2021, MWG
Bảng 12: Dự báo thu nhập tài chính
HSC dự báo năm 2021, MWG sẽ ghi nhận lãi thuần từ HĐ tài chính là 418 tỷ (tăng 109% so với cùng kỳ), chiếm 6.6% lợi nhuận trước thuế và tăng mạnh 117% so với dự báo cũ là 193 tỷ đồng. Chúng tôi cũng tăng 80% và 38% dự báo lãi thuần HĐ tài chính năm 2022 và 2023. Theo dự báo mới, lãi thuần HĐ tài chính sẽ chiếm 7.1% và 6.4% lợi nhuận trước thuế của 2022 và 2023.
Bảng CĐKT và dòng tiền
Bảng CĐKT tại thời điểm 30/9/2021 khá lành mạnh. Mặc dù tổng tiền gửi có kỳ hạn và cho vay tăng 58% so với đầu năm, dư nợ thuần và tỷ lệ nợ thuần/vốn CSH vẫn ở mức thấp lần lượt là 3.027 tỷ đồng và 0,2 lần. Hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh và hệ số tiền mặt vẫn ở mức an toàn lần lượt là 1,3 lần, 0,5 lần và 0,4 lần.
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2021, dòng tiền từ HĐ kinh doanh giảm 78% so với cùng kỳ xuống 2.283 tỷ đồng từ 10.500 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020 do nhu cầu vốn lưu động tăng 2.994 tỷ đồng (chủ yếu để tích trữ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sau khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng), trong khi trong 9 tháng đầu năm 2020 vốn lưu động giảm 5.940 tỷ đồng. Ngoài ra, do chi phí đầu tư cơ bản cũng tăng 37% để mở rộng chuỗi ĐMX supermini và nâng cấp các cửa hàng BHX nhỏ lên thành các cửa hàng lớn, dòng tiền tự do trong 9 tháng đầu năm 2021 cũng âm 1.380 tỷ đồng so với dương 7.831 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020.
HSC kỳ vọng dòng tiền tự do trong năm 2021 sẽ cải thiện một chút lên âm 654 tỷ đồng nhờ KDKD tích cực trong Q4 và sẽ chuyển sang dương 3.843 tỷ đồng trong năm 2022 nhờ lợi nhuận tăng, chi phí khấu hao tăng và chi phí đầu tư cơ bản giảm (Bảng 16).
Bảng 13: Tiền và nợ, MWG
Bảng 14: Hệ số thanh khoản, MWG
Bảng 15: Dòng tiền hoạt động và dòng tiền tự do, MWG
Nâng khuyến nghị lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng), tiềm năng tăng giá 26%
HSC nâng 31% giá mục tiêu đối với Cổ phiếu MWG lên 181.300đ (từ 137.800đ), tiềm năng tăng giá 26%, tương đương P/E dự phóng 2022 là 20,6 lần. Với những dấu hiệu hồi phục rõ ràng trong tháng 10/2021, rủi ro tái áp đặt các biện pháp phong tỏa thấp trong năm 2022 do phương pháp tiếp cận mới của Chính phủ là “Sống chung với COVID-19”, nhu cầu các sản phẩm CNTT cao, tỷ suất lợi nhuận chuỗi BHX cải thiện và lãi thuần từ HĐ tài chính tăng, triển vọng của Công ty ngày càng cải thiện và bền vững hơn. Do đó, chúng tôi nâng khuyến nghị đối với MWG lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng).
Nâng khuyến nghị lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng), tiềm năng tăng giá 26% HSC nâng 31% giá mục tiêu đối với MWG lên 181.300đ (từ 137.800đ), tiềm năng tăng giá 26%, tương đương P/E dự phóng 2022 là 20,6 lần. Với những dấu hiệu hồi phục rõ ràng trong tháng 10/2021, rủi ro tái áp đặt các biện pháp phong tỏa thấp trong năm 2022 do phương pháp tiếp cận mới của Chính phủ là “Sống chung với COVID-19”, nhu cầu các sản phẩm CNTT cao, tỷ suất lợi nhuận chuỗi BHX cải thiện và lãi thuần từ HĐ tài chính tăng, triển vọng của Công ty ngày càng cải thiện và bền vững hơn. Do đó, chúng tôi nâng khuyến nghị đối với MWG lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng).
Bảng 16: Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp, MWG
Bảng 17: Tính toán giá trị dài hạn, MWG
Bảng 18: Tính toán giá trị hợp lý của cổ phiếu, MWG
Bảng 19: Phân tích độ nhạy đối với lãi suất phi rủi ro và tốc độ tăng trưởng dài hạn
Bối cảnh định giá
MWG hiện đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 16,8 lần, cao hơn 47% so với mức bình quân trong quá khứ là 11,5 lần (tính từ tháng 11/2018). Trong khi đó, P/E dự phóng 2022 là 16,4 lần, vẫn thấp hơn 25% so với các doanh nghiệp cùng ngành với mức trung vị là 21,8 lần. Đáng chú ý, mức chiết khấu 25% so với các doanh nghiệp cùng ngành cao hơn so với bình quân chiết khấu trong 5 tháng vừa qua (12% vào ngày 19/7/2021, và 16% vào ngày 16/9/2021, thời điểm chúng tôi xuất bản các báo cáo cập nhật về MWG).
Biểu đồ 20: P/E trượt dự phóng 1 năm
Biểu đồ 21: Độ lệch chuẩn so với giá trị bình quân
Bảng 22: So sánh với các công ty cùng ngành
Người viết Hồng Quyên
Nguồn HSC