Sự kiện: Hội nghị chuyên viên phân tích Q3/2021
ACB đã tổ chức hội nghị chuyên viên phân tích vào ngày 15/10 và công bố LNTT sơ bộ Q3/2021 đạt 2.615 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ nhưng giảm 19,5% so với quý trước). Kết quả trên do: tín dụng tăng trưởng âm trong kỳ, tỷ lệ NIM đi ngang, lãi thuần HĐ dịch vụ giảm và chi phí dự phòng tăng mạnh – mặc dù Ngân hàng cũng đã hoàn nhập dự phòng đáng kể trong kỳ.
Đồ thị cổ phiếu ACB phiên giao dịch ngày 21/10/2021. Nguồn: AmiBroker
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, LNTT đạt 8.968 tỷ đồng (tăng 40% so với cùng kỳ), hoàn thành 85% kế hoạch của ACB và 74% dự báo của HSC cho cả năm 2021. Nói chung, KQKD Q3/2021 thấp hơn một chút so với kỳ vọng ban đầu của chúng tôi.
Tín dụng tăng trưởng âm, tỷ lệ NIM đi ngang
Tín dụng Q3/2021 giảm 2% so với quý trước (tăng 7,5% so với đầu năm) vì nhu cầu tín dụng tại khu vực phía Nam giảm sút trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dựa trên thông tin do Cổ phiếu ACB công bố và ước tính của HSC, cho vay doanh nghiệp lớn (chiếm 7% tổng dư nợ cho vay) là nguyên chính khiến tín dụng giảm trong Q3/2021; trong khi cho vay khách hàng cá nhân và DNNVV gần như đ ingang so với quý trước.
Trái lại, tiền gửi khách hàng tăng 2,1% so với quý trước (tăng 3,6% so với đầu năm) trong Q3/2021, trái ngược với sự sụt giảm của tín dụng. Theo đó hệ số LDR giảm còn 80,2% (từ 82,4% tại thời điểm cuối Q2/2021). Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn vẫn gần như giữ ở mức tương đương quý trước khoảng 23,2%.
Mặc dù hệ số LDR giảm, tỷ lệ NIM vẫn được duy trì khá tốt trong Q3/2021 so với quý trước vì lợi suất cho vay giảm được bù đắp nhờ chi phí huy động cũng tiếp tục giảm. Nói chung, tỷ lệ NIM 9 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 4,1% (cao hơn 30 điểm cơ bản so với đầu năm). Theo đó, thu nhập lãi thuần tăng 18,5% so với cùng kỳ trong Q3/2021 (giảm 14% so với quý trước) còn 4.309 tỷ đồng; và thu nhập lãi thuần lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 13.939 tỷ đồng (tăng 37% so với cùng kỳ).
Bảng 1: KQKD 9T/2021 và Q3/2021, ACB
Lãi thuần HĐ dịch vụ giảm
Tổng thu nhập ngoài lãi trong Q3/2021 giảm 22,6% so với cùng kỳ xuống 658 tỷ đồng, chủ yếu vì lãi thuần HĐ dịch vụ giảm (giảm 30% so với cùng kỳ). Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trong kỳ đã ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập từ hoạt động thanh toán và thu nhập từ bán bảo hiểm. Theo đó, thu nhập ngoài lãi 9 tháng đầu năm 2021 đạt 2.931 tỷ đồng, chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ và thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi.
Chi phí hoạt động tiếp tục giảm nhờ hoàn nhập dự phòng
Dựa trên ước tính của HSC, tổng thu nhập hoạt động giảm 28,7% so với cùng kỳ (giảm 22,4% so với quý trước) trong Q3/2021 xuống còn 1.235 tỷ đồng. Theo thông tin công bố từ ban lãnh đạo, điều này chủ yếu là nhờ ACB tiếp tục hoàn nhập đáng kể dự phòng đã trích lập cho các tài sản có vấn đề từ trước để lại, tương tự như trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2021, ACB cũng đã hoàn nhập khoảng 584 tỷ đồng dự phòng trích lập cho các tài sản này và số dư còn lại chưa hoàn nhập tại thời điểm cuối Q2/2021 là 360 tỷ đồng.
Theo đó, chi phí dự phòng 9 tháng đầu năm giảm 13% so với cùng kỳ còn 5.107 tỷ đồng. Hệ số CIR từ hoạt động kinh doanh cốt lõi 9 tháng đầu năm 2021 là khoảng 36% so với 46,5% trong 9 tháng đầu năm 2020.
Chi phí dự phòng tiếp tục tăng
Tổng số dư nợ xấu tăng khoảng 20% so với quý trước (tăng 51,7% so với đầu năm) trong Q3/2021 lên 2.792 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 2 tăng mạnh 178% so với quý trước (tăng 317% so với đầu năm) trong Q3/2021 lên 2.400 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 lần lượt tăng lên 0,83% và 0,72% từ 0,59% và 0,18% tại thời điểm cuối năm 2020.
Tổng dư nợ của khách hàng có khoản nợ được tái cơ cấu nợ tăng tới 48,7% so với quý trước (tăng 69% so với đầu năm) trong Q3/2021 lên 13.416 tỷ đồng vì ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam. Tác động của dịch bệnh đã thể hiện ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Tổng chi phí dự phòng Q3/2021 tăng mạnh 396% so với cùng kỳ lên 803 tỷ đồng từ nền thấp năm ngoái. Trong đó, ACB đã trích lập bổ sung khoảng 650 tỷ đồng cho nợ tái cơ cấu trong khi chi phí dự phòng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi là 153 tỷ đồng. Tính đến cuối Q3/2021, toàn bộ cho nợ tái cơ cấu đã được trích lập dự phòng mặc dù ACB được phép trích lập trong 3 năm.
Hệ số LLR vẫn ở mức cao là 195% so với 204% tại thời điểm cuối Q2/2021.
Giữ nguyên khuyến nghị, giá mục tiêu nhưng đang xem xét lại dự báo
Hiện giá mục tiêu dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư của HSC cho ACB là 37.800đ (tiềm năng tăng giá 17%) nhưng chúng tôi đang xem xét lại dự báo sau khi Ngân hàng công bố KQKD thấp hơn một chút so với kỳ vọng. HSC thấy rằng không giống như trong thời gian trước của dịch bệnh, đợt dịch Covid-19 gần nhất tại Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khía cạnh khác, đáng chú ý là nhu cầu tín dụng và thu nhập HĐ dịch vụ. Và chúng tôi đang theo dõi sát điều này.
Hiện ACB có P/B dự phóng năm 2021 và 2022 lần lượt là 1,9 lần và 1,5 lần; và P/B trượt dự phóng 1 năm là 1,6 lần; cao hơn 0,6 độ lệch chuẩn so với bình quân P/B trượt dự phóng 1 năm kể từ năm 2017. P/B dự phóng năm 2022 của ACB tương đương mức bình quân nhóm NHTM tư nhân là 1,5 lần (gồm VPB, HDB, MBB, STB và TCB).
Người viết: Hồng Quyên
Nguồn: HSC